a) Trình tự thực hiện:
- Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân nếu phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có trách nhiệm thông báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp hoặc cơ quan công an các cấp hoặc UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc (nơi tiếp nhận thông tin).
- Nơi tiếp nhận thông tin có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
- Cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp, cơ quan công an các cấp, UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp thực hiện khi được yêu cầu.
- Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc chỉ đạo người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tiến hành việc đánh giá nguy cơ ban đầu, mức độ tổn hại của trẻ em (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) để có cơ sở áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp.
- Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã (có thể yêu cầu Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hỗ trợ) thực hiện việc thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
- Trường hợp trẻ em cần được áp dụng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp, Chủ tịch UBND cấp xã chủ trì cuộc họp với các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, đại diện địa bàn dân cư nơi trẻ em cư trú, sinh sống hoặc nơi xảy ra vụ việc, cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em để xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em.
- Căn cứ mức độ tổn hại và nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em, trong thời hạn 05 ngày làm việc, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trình Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt (theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
b) Cách thức thực hiện:
- Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thông báo ngay (trực tiếp hoặc qua điện thoại) cho nơi tiếp nhận thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại.
- Cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp, cơ quan công an các cấp, UBND cấp xã, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân công trong kế hoạch thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em và đánh giá nguy cơ ban đầu về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (do Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em, cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp, cơ quan công an các cấp, UBND cấp xã và người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập).
- Báo cáo đánh giá nguy cơ ban đầu về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi (do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập).
- Báo cáo thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể tình hình trẻ em (do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập).
Biên bản cuộc họp xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em và các tài liệu khác có liên quan (do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập).
- Dự thảo Quyết định phê duyệt và kế hoạch hỗ trợ, can thiệp (do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập).
- Các tài liệu có liên quan khác (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân.
- Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.
- Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; cá nhân hoặc đại diện cơ quan, tổ chức tiếp nhận trẻ em.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân công trong kế hoạch.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp, cơ quan công an các cấp, UBND cấp xã, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định phê duyệt và Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em kèm theo (do Chủ tịch UBND cấp xã ban hành).
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
- Báo cáo thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính.
Trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đã được người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã đánh giá nguy cơ và xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp.
l) Căn cứ pháp lý:
- Luật trẻ em năm 2016.
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
Mẫu số 01
TÊN CƠ QUAN
TIẾP NHẬN THÔNG TIN
…(1)…
------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------- |
Số:…../BC-(2) |
…(3)…, ngày … tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
TIẾP NHẬN THÔNG TIN TRẺ EM…..(4)....
A. Thông tin chung
1. Nguồn nhận thông tin
Thông qua (điện thoại/gặp trực tiếp/người khác báo):.....................................................
Thời gian (mấy giờ)................................................... Ngày ……. tháng........ năm ….
2. Thông tin về trẻ em
Họ và tên trẻ em (5)......................................................................................................
Ngày tháng năm sinh (5)……………hoặc ước lượng tuổi......................................
Giới tính (5): Nam…………Nữ………Không biết...................................................
Địa điểm xảy ra vụ việc.................................................................................................
...................................................................................................................................
Tình trạng hiện tại của trẻ em: (6)...................................................................................
Phỏng đoán hậu quả có thể sẽ xảy ra cho trẻ em nếu không có được hỗ trợ, can thiệp?.
Họ và tên cha: (5)………..Tuổi…….. Nghề nghiệp...............................................
Họ và tên mẹ: (5)………..Tuổi……..Nghề nghiệp.....................................................
Hoàn cảnh gia đình: (5).................................................................................................
Hiện tại ai là người chăm sóc trẻ em (nếu biết)...............................................................
Những hành động hỗ trợ, can thiệp đã được thực hiện đối với trẻ em trước khi nhận được thông tin:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
3. Thông tin về người cung cấp thông tin (nếu đồng ý cung cấp)
Họ và tên…………………………. Số điện thoại.....................................................
Địa chỉ.........................................................................................................................
Ghi chú thêm................................................................................................................
|
Cán bộ tiếp nhận thông tin
(Ký, ghi rõ họ và tên) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan tiếp nhận thông tin.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan tiếp nhận thông tin.
(3) Địa danh.
(4) Trẻ em thuộc đối tượng: bị xâm hại/có nguy cơ bị bạo lực/bóc lột/bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
(5) Cán bộ ghi thông tin nếu biết hoặc được cung cấp.
(6) Thông tin về thể chất, tinh thần của trẻ em.